GÀ LUỘC XÉ PHAY TRỘN BẮP CHUỐI LUỘC
Bắp
chuối (hoa chuối) nên chọn bắp chuối chát vì bắp chuối chát khi luộc
chín có màu trắng như màu thịt gà. Các loại bắp chuối khác luộc chín đều
màu nâu.
Cắt
bắp chuối thành từng đoạn 5cm, lột bỏ các bẹ già, luộc chín; xong, xé
nhỏ bắp chuối dọc theo chiều dài đã cắt. Gà luộc xé phay cho vào trộn
đều với bắp chuối. Vắt chanh và cho lá chanh thái nhỏ trộn đều, xong,
rắc đậu phộng (lạc) rang lên trên.
Nếu
nhìn vào đĩa trộn, ta khó nhận ra đâu là thịt gà đâu là bắp chuối luộc
vì cùng màu trắng. Ăn món này thích hơn gà xé phay đơn độc.
Hiện
nay ở miền trung người ta thường trộn gà xé phay với bắp cải thái nhỏ,
ăn tạm được, nhưng hương vị thua xa so với trộn với bắp chuối chát luộc.
CÁ, LƯƠN NẤU ÁM
Cá
quả (cá tràu) hoặc lươn làm thịt xong, khía ngay khắp mình nó, ướp hành
tiêu, nước mắm ngon nghệ bột…xong cho vào chảo dầu đảo qua.
Bắp chuối hột bỏ bẹ già, thái nhỏ. Có thể dùng bắp chuối sứ cũng được nhưng không ngon bằng.
Cho
bắp chuối đã thái vào chảo cá, đảo qua mấy lượt, rồi cho nước mắm vào
săm sắp, đậy vung lại thật chín. Mở cho hành ngò (mùi) vào.
Đặc biệt khi ăn món này, miếng bắp chuối đã thấm hương vị cá, lươn, còn ngon hơn cá, lươn.
RAU SỐNG, KHẾ, CHUỐI CHÁT
Rau
sống ở Bình Định cũng gồm những thứ rau thơm, diếp cá… Nhưng đặc biệt ở
Bình Định, đĩa rau sống đúng chuẩn luôn phải có khế và chuối chát, nhất
là khi trong mâm cơm có đĩa mắm. Cũng như canh chua, rau sống chuối
chát cũng có tác dụng vừa ức chế tạo cân bằng cho vị chua của khế, đồng
thời, nếu có mắm, vị chát cũng ức chế vị chua và hạn chế sự lên men quá
độ của mắm trong dạ dày. Ở Huế, chuối chát được thay thế bằng quả vả.
Những ngày giỗ, đĩa rau sống lại thêm ruột thân cây chuối con thái mỏng.
Trái
chuối chát rất cần cho rau ăn với mắm, nhưng ruột chuối cây lại rất cần
cho rau ăn với nước chấm tổng hợp trong khẩu vị Bình Định.
MẮM CÁ THU
Cùng
với mắm tôm chua, mắm cá thu là hai món mắm ngon. Nhưng mắm cá thu là
đặc sản của Bình Định. Nguyên liệu chính là cá thu muối mặn nguyên cả
khúc. Cá thu mặn này thường được dùng trong mùa mưa, vì ít đi chợ búa.
Cắt từng miếng nhỏ cho vào bát, thái mỡ nhỏ từng sợi bỏ lên trên mặt mặt
với tiêu, hấp cách thuỷ, rồi bắc ra, cặp với rau sống chuối chát ăn với cơm.
Để
làm mắm từ cá thu muối từng khúc ấy, người ta gỡ hết xương rồi cho vào
cối giã thật nhuyễn. Khi đã nhuyễn cho mắm vào lọ, lấy dứa chín (trái
thơm) xắt lát vắt lấy nước bỏ xác cho vào lọ săm sắp với nước mắm. Tiếp
đó, cắt một lát dứa tròn theo chiều ngang nguyên trái, đặt lên trên mặt
mắm trong lọ, đậy lại thật kín. Chú ý chọn lọ có đường kính tương đương
với quả dứa để cho lát dứa đậy thật kín được mặt mắm.
Mắm cá thu ăn kèm với thịt
lợn ba chỉ thái mỏng, với rau sống, chuối chát. Ở Bình Định, ngon nhất
là cá thu ở cửa An Dũ, Tam Quan, nhì cửa Gò Bồi (nơi sinh Xuân Diệu).
Ngày
nay, một số nơi ở Bình Định, không hiểu do thiếu cá thu muối mặn nguyên
khúc hay sao, người ta làm mắm cá thu bằng cách xay cá thu tươi rồi ủ
lên men chua - mắm cá thu này thua xa mắm cá thu ngày xưa.
ĐẬU NHẬN
Nhớ
mắm cá thu, món ăn mặn, tôi cũng nhớ ngay đến món “mắm chay” của Bình
Định, món “đậu nhận”- Về món ăn lên men hiện nay ta biết “chao”, “chao
Tầu”, “đậu phụ nhự”. Đã nếm đủ cái thứ, tôi thích “đậu nhận hơn cả”.
Đậu
khuôn (đậu phụ) cắt từng miếng vuông bằng con cờ, phơi nắng cho hơi
héo, không để khô. Lấy muối rang chấm đều 6 mặt của miếng đậu. Xếp vào
lọ, đổ tương ngọt đặc vào cho đầy mặt đậu. Đậy kín, để độ 1/2 tháng ăn
được.
Đậu
nhận bổ, không nhão, không chua quá như chao, bùi, vàng; người ăn chay
Bình Định thường ăn với rau sống chuối chát, người ăn mặn lại ăn kèm với
thịt luộc rau sống chuối chát thay ăn mắm cá thu.
Nguồn: ST từ Internet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã nhận xét cho bài post trên blog WildgrassVN. Mong góp ý và có nhiều nhận xét hơn nữa của bạn. WildgrassVN.com