"Tôi làm sếp ở một tập thể không nhỏ cũng không lớn, nhưng đủ làm tôi nếm trải sự cô đơn mỗi lúc một tăng trong cuộc sống và công việc hàng ngày. Những lúc đó, chỉ biết ước ao được bỏ mặc tất cả chiến lược, kế hoạch, chương trình… đang chạy để được vùi mình vào chăn hay trốn biệt ở đâu đó cho yên. Nhưng mình nào có làm được như vậy, đành phải ôm nỗi buồn, nỗi đau của mình bước vào nơi làm việc với tư thế hiên ngang mà lòng ngổn ngang." Đây là tâm sự của một Phó giám đốc Marketing, Ngân hàng Đông Á. Đúng là làm sếp cũng có nhiều cái khổ. WildgrassVN thấy hay nên xin đăng lại để chia sẻ cùng bạn.
Trong một buổi phỏng vấn tuyển dụng nhân sự cho Phòng Marketing, tôi đặt câu hỏi: “Mục tiêu nghề nghiệp của em trong 5 năm tới là gì?”. Thí sinh được phỏng vấn không chần chừ trả lời ngay: “Em muốn mỗi sáng được bước vào một phòng làm việc riêng. Điều đó có nghĩa là, em muốn trở thành một người quản lý”.
Câu trả lời của bạn thí sinh này thật đơn giản và dễ hiểu. Chúng ta, những người đi làm, ai cũng mong muốn trong một khoảng thời gian nào đó được sở hữu một thứ gì đó cho riêng mình. Và một khoảng không gian riêng, một bàn làm việc riêng - chứng tỏ một vị trí lãnh đạo. Đây có thể cũng là mong ước của nhiều người, trong đó có tôi. Nhưng khoảng trời riêng trong công việc ấy, tôi hiểu rằng cũng đồng nghĩa với sự cô đơn trong khoảnh khắc nào đó.
Tôi là một quản lý cấp trung. Ba năm qua, tôi bước vào công tác quản lý thực thụ bằng việc lãnh đạo Phòng Marketing với dao động trên dưới 15 người. Một tập thể không nhỏ cũng không lớn, nhưng đủ làm tôi nếm trải sự cô đơn ngày càng tăng trong cuộc sống và công việc hàng ngày.
Cô đơn là khi yêu cầu của sếp lớn và mong muốn của nhân viên quản lý trực tiếp không trùng nhau. Nhân viên đề xuất kế hoạch như thế này, sếp muốn triển khai kế hoạch theo một cách khác. Mình đánh giá rất cao ý tưởng và đề xuất của nhân viên, nhưng mình cũng thấu hiểu lý do vì sao sếp lại muốn như thế. Có những vấn đề thuộc về chiến lược không thể chia sẻ cùng nhân viên, chỉ biết bắt các bạn làm mà không thể giải thích được rõ ràng. Cuối cùng thì việc cũng xong, nhưng kèm theo đó là sự không thoải mái của nhân viên khi bị bắt làm theo kiểu “không chuyên nghiệp”. Nỗi niềm biết tỏ cùng ai.
Cô đơn là khi phải ra một quyết định cho nhân viên nghỉ việc, chuyển phòng ban công tác, cho nghỉ hưu sớm… vì một lý do nào đó. Ai cũng muốn tuyển dụng và giữ cho mình những nhân viên giỏi. Khi đội ngũ của mình không giỏi, để đảm bảo cho công việc được chạy một cách tốt nhất, mình buộc phải thay người cho dù rằng nhân viên đó trong mối quan hệ đời thường thân thiết với mình như ruột thịt.
Đây có lẽ là những quyết định vô cùng khó khăn của một người làm quản lý, khi “bên tình bên việc” không thể đem lên bàn cân như cân miếng thịt bó rau ngoài chợ.
Câu trả lời của bạn thí sinh này thật đơn giản và dễ hiểu. Chúng ta, những người đi làm, ai cũng mong muốn trong một khoảng thời gian nào đó được sở hữu một thứ gì đó cho riêng mình. Và một khoảng không gian riêng, một bàn làm việc riêng - chứng tỏ một vị trí lãnh đạo. Đây có thể cũng là mong ước của nhiều người, trong đó có tôi. Nhưng khoảng trời riêng trong công việc ấy, tôi hiểu rằng cũng đồng nghĩa với sự cô đơn trong khoảnh khắc nào đó.
Tôi là một quản lý cấp trung. Ba năm qua, tôi bước vào công tác quản lý thực thụ bằng việc lãnh đạo Phòng Marketing với dao động trên dưới 15 người. Một tập thể không nhỏ cũng không lớn, nhưng đủ làm tôi nếm trải sự cô đơn ngày càng tăng trong cuộc sống và công việc hàng ngày.
Cô đơn là khi yêu cầu của sếp lớn và mong muốn của nhân viên quản lý trực tiếp không trùng nhau. Nhân viên đề xuất kế hoạch như thế này, sếp muốn triển khai kế hoạch theo một cách khác. Mình đánh giá rất cao ý tưởng và đề xuất của nhân viên, nhưng mình cũng thấu hiểu lý do vì sao sếp lại muốn như thế. Có những vấn đề thuộc về chiến lược không thể chia sẻ cùng nhân viên, chỉ biết bắt các bạn làm mà không thể giải thích được rõ ràng. Cuối cùng thì việc cũng xong, nhưng kèm theo đó là sự không thoải mái của nhân viên khi bị bắt làm theo kiểu “không chuyên nghiệp”. Nỗi niềm biết tỏ cùng ai.
Cô đơn là khi phải ra một quyết định cho nhân viên nghỉ việc, chuyển phòng ban công tác, cho nghỉ hưu sớm… vì một lý do nào đó. Ai cũng muốn tuyển dụng và giữ cho mình những nhân viên giỏi. Khi đội ngũ của mình không giỏi, để đảm bảo cho công việc được chạy một cách tốt nhất, mình buộc phải thay người cho dù rằng nhân viên đó trong mối quan hệ đời thường thân thiết với mình như ruột thịt.
Đây có lẽ là những quyết định vô cùng khó khăn của một người làm quản lý, khi “bên tình bên việc” không thể đem lên bàn cân như cân miếng thịt bó rau ngoài chợ.
Cô đơn còn là khi những vấn đề, nỗi niềm riêng tư không thể chia sẻ, bộc lộ. Ai cũng biết, làm lãnh đạo không phải là quản lý về công việc, mà còn là lãnh đạo tinh thần của mọi người. Chính vì vậy mà nỗi buồn, thất vọng, đau đớn gì đó của riêng mình phải cất giấu sâu thẳm vào trong, để bao giờ cũng rạng rỡ và đầy nhiệt huyết trước mặt mọi người. Tất nhiên, có ai giỏi đến mức che giấu được kỹ càng những cảm xúc và tâm trạng đó đâu. Nhân viên ít nhiều rồi cũng sẽ nhận ra, nhưng cái tính “bà tám”, nhỏ to tâm sự phải đành cất sang bên, tự giải quyết nỗi buồn của riêng mình chứ không thể để lây lan sang nhân viên được.
Những lúc đó, chỉ biết ước ao được bỏ mặc tất cả chiến lược, kế hoạch, chương trình… đang chạy để được vùi mình vào chăn hay trốn biệt ở đâu đó cho yên. Nhưng mình nào có làm được như vậy, đành phải ôm nỗi buồn, nỗi đau của mình bước vào nơi làm việc với tư thế hiên ngang mà lòng ngổn ngang.
Cô đơn, còn là những buổi ở lại làm việc muộn một mình. Những đề xuất tăng lương, những chính sách nhân sự, những kế hoạch mới… thường được suy ngẫm và viết trong lúc này. Những thứ cần phải nghiền ngẫm và viết xuống, thì chỉ có thể được làm khi văn phòng không có một ai. 8 tiếng đồng hồ trong ngày, chỉ đủ để nghe điện thoại, trả lời email, ký tá văn bản giấy tờ, họp hành.
Nhân viên mình, trẻ trung, xinh đẹp, em thì đi chơi với người yêu, em thì chạy vội về chồng con đang đợi, em thì đi tập thẩm mỹ hay thể hình, em thì đi học Anh văn, em thì tụ tập nhậu nhẹt với nhóm bạn nào đó… Từng bạn ra về với những niềm vui riêng, còn lại một mình với đầy ắp những dang dở. Cô đơn tràn về.
Cuộc sống là một sự được mất rất công bằng và sòng phẳng mà đôi khi, không phải được cái này mất cái kia mà ngay trong một vấn đề đã tồn tại hai mặt của nó. Cô đơn, âu cũng là cả được và mất cho những tham vọng bản thân, những thành công đạt được và những trải nghiệm cuộc sống. Và khi bắt đầu ở vai trò nhà quản lý, tôi đã hiểu thế nào là sự cô đơn.
Những lúc đó, chỉ biết ước ao được bỏ mặc tất cả chiến lược, kế hoạch, chương trình… đang chạy để được vùi mình vào chăn hay trốn biệt ở đâu đó cho yên. Nhưng mình nào có làm được như vậy, đành phải ôm nỗi buồn, nỗi đau của mình bước vào nơi làm việc với tư thế hiên ngang mà lòng ngổn ngang.
Cô đơn, còn là những buổi ở lại làm việc muộn một mình. Những đề xuất tăng lương, những chính sách nhân sự, những kế hoạch mới… thường được suy ngẫm và viết trong lúc này. Những thứ cần phải nghiền ngẫm và viết xuống, thì chỉ có thể được làm khi văn phòng không có một ai. 8 tiếng đồng hồ trong ngày, chỉ đủ để nghe điện thoại, trả lời email, ký tá văn bản giấy tờ, họp hành.
Nhân viên mình, trẻ trung, xinh đẹp, em thì đi chơi với người yêu, em thì chạy vội về chồng con đang đợi, em thì đi tập thẩm mỹ hay thể hình, em thì đi học Anh văn, em thì tụ tập nhậu nhẹt với nhóm bạn nào đó… Từng bạn ra về với những niềm vui riêng, còn lại một mình với đầy ắp những dang dở. Cô đơn tràn về.
Cuộc sống là một sự được mất rất công bằng và sòng phẳng mà đôi khi, không phải được cái này mất cái kia mà ngay trong một vấn đề đã tồn tại hai mặt của nó. Cô đơn, âu cũng là cả được và mất cho những tham vọng bản thân, những thành công đạt được và những trải nghiệm cuộc sống. Và khi bắt đầu ở vai trò nhà quản lý, tôi đã hiểu thế nào là sự cô đơn.
Nguồn: http://vnexpress.net/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã nhận xét cho bài post trên blog WildgrassVN. Mong góp ý và có nhiều nhận xét hơn nữa của bạn. WildgrassVN.com