Bình
Định không chỉ nổi tiếng bởi võ cổ truyền, bởi vẻ đẹp thơ mộng, bình
yên và sự hiền hòa, mến khách của người dân xứ Nẫu, Bình Định còn nổi
tiếng bởi rất nhiều món ăn ngon: Tré, nem chua chợ Huyện, rượu Bầu đá,
Bánh Ít lá gai…
Món Tré Bình Định khó quên:
Tré
là món ăn phổ biến ở các tỉnh miền Trung, tuy nhiên ở mỗi địa phương có
mỗi cách làm riêng. Vẫn tuân thủ nguyên tắc truyền thống là tré làm như
thịt heo và được chế biến thêm nhiều thứ mắm muối, gia vị để lên men
như món nem chua, nhưng món tré Bình Định lại được kết hợp với những
nguyên liệu khác nhau như thịt heo thủ, thính ( gạo hay thính bánh tráng
giã nhỏ ), mè… đó chính là sự khác biệt về hương vị. Chính bởi thế, khi
thưởng thức, bạn sẽ thấy tuyệt vời, khác hẳn với tré ở những vùng đất
khác.
Để làm nên vị riêng rất ngon của Tré Bình Định còn do tay người gói Tré. Thịt heo sau khi được trần sơ qua nước sôi, sau đó sẽ ngâm qua nước nguội để thịt giòn lại không bị dính, dùng dao thái nhanh tay, sau đó nêm nếm các loại gia vị thật khéo.
Khâu
gói cũng khá kỳ công, những lá ổi non được đặt thật phẳng phía dưới,
bọc ngoài là lá chuối, hỗn hợp Tré rải đều lên trên, rồi vừa vê, vừa
cuốn thật chắc tay. Để tré ngon, khi gói phải ủ thật kỹ trong nhiều lớp:
bên trong là lá ổi, bên ngoài là lá chuối, phía ngoài ủ thêm ít rơm rạ,
buộc thật chặt phía ngoài thì ba, bốn ngày có thể dùng được. Nhờ cách
gói công phu này khiến cho món tré Bình Định có thể để được lâu trong
nhiều ngày, đặc biệt, trong những ngày lễ Tết, đây là món không thể
thiếu trong mỗi gia đình người dân đất Võ, và là món quà không thể thiếu
cho người xa quê…
Nem chợ Huyện:
Người Bình Định thường nhắc đến câu ca dao khi nói về một món đặc sản đậm đà hương vị quê hương miền đất võ:
“ Ai về Vinh Thạnh quê em.
Ăn nem chợ Huyện, xem đêm hát tuồng”.
Nem
Chợ Huyện ngon chủ yếu là nhờ khâu chọn thịt. Thịt, phải là thịt heo cỏ
6-8 tháng tuổi, cân nặng chừng 60 kg trở lại. Heo có thịt săn nhiều
nạc, màu đỏ sẫm. Một con heo nặng cỡ đó nhưng để làm nem, chỉ lấy được
chừng 15 kg thịt nạc lọc từ bốn cái đùi.
Thịt được cắt
theo chiều ngang chừng 3 cm rồi thái nhỏ, để ráo nước, sau đó cho vào
cối đá để quết ( giã ), dứt khoát không xay thịt bằng máy. Muốn thịt
được nhuyễn, dai, giòn, người thợ phải quết liên tục, cỡ chừng 20-30
phút. Trong lúc quết, phải gia thêm đường và muối theo một tỉ lệ chính
xác. Khi thịt đã chín, nhuyễn, người ta gia thêm tiêu hạt và da heo đã
xắt nhỏ.
Có hai loại nem, nem tươi và nem chua. Nem tươi là nem nướng ăn ngay. Còn nem chua thì để được lâu. Nem tươi có mùi vị thơm lựng sau khi được nướng than, ăn kèm với rau mùi, tía tô, rau răm, chuối, khế xắt nhỏ, dưa leo, nước chấm ( hoặc xì dầu ) và vài múi tỏi, ớt trái. Những chiếc nem chua nho nhỏ, xinh xinh, vuông vắn được gói bằng lá chuối chát xanh, miếng nem bên trong được gói bằng lá vuông hoặc lá ổi để hút ẩm. Sau khi gói ba ngày là có thể đem ra dùng. Tùy theo sở thích, có người chỉ ăn độc một thứ nem để tận hưởng hương vị của thịt; có người lại thích cuốn với bánh tráng mỏng để thưởng thức cái dai, cái giòn của đặc sản này.
Khi
đến thăm Bình Định, bạn sẽ được người dân ở đây giới thiệu thêm nhiều
món ngon mang hương vị rất riêng của Bình Định: rượu Bầu đá, Bánh Ít lá
gai, hay Bánh tráng nước dừa, Bánh hỏi lòng heo… Những món ăn dân dã này
chắc chắn sẽ tạo cho bạn những ấn tượng khó quên về xứ Nẫu …
Theo: Trung tâm TTXTDL Bình Định.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã nhận xét cho bài post trên blog WildgrassVN. Mong góp ý và có nhiều nhận xét hơn nữa của bạn. WildgrassVN.com