Thứ Hai, 19 tháng 12, 2011

Lặn nhum ở "thung lũng tình yêu"

Thôn Lộ Diêu ở xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn (Bình Định) nằm ẩn mình sau ba vách núi cao, cả làng nhìn từ trên đèo giống như vết chân người khổng lồ đạp từ biển vào. Không chỉ có cảnh đẹp hữu tình như cuộc "hôn phối" của núi và biển, Lộ Diêu còn sở hữu một món ăn hiếm có, một lần ăn là nhớ đời. Đó là mắm nhum.

Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2011

Di tích lịch sử bến Trường Trầu

Bến Trường Trầu là một di tích lịch sử thời Tây Sơn, nằm trên bờ Sông Kôn - một trong các con sông lớn của tỉnh Bình Định - chảy qua địa phận thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, bên cạnh chợ Kiên Mỹ.

Bến Trường Trầu tồn tại rất lâu cho đến đầu thế kỷ 19, song song với tục ăn trầu của người dân Việt Nam. Qua gần hai thế kỷ, cũng giống như một số di tích khác, bến Trường Trầu đã bị tàn phá nặng nề bởi thời gian và mưa bom bão đạn của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2011

Cây me, giếng nước nhà anh em Tây Sơn

Về thăm Bảo tàng Quang Trung, được đứng trên mảnh đất, ngôi nhà mà ba anh em Tây Sơn đã ra đời và khôn lớn, tận mắt chiêm ngưỡng cây me già tỏa bóng sum sê, uống ngụm nước mát ngọt từ chiếc giếng cổ, có cảm giác như lời hiệu triệu “Đánh cho để dài tóc. Đánh cho để đen răng...” (*) vẫn đang vang vọng đâu đây. Dù đã 200 năm trôi qua...

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2011

Về Bình Định ăn lòng cá chẻm

Bình Định có đầm Thị Nại nhận nguồn nước từ ngã ba sông Gò Bồi, Cầu Ðôi và Lòng Sông tạo thành một vùng nước lợ nên có rất nhiều loại thủy sản, cá tôm béo  ngon nhưng  ngon nhất là loài cá chẻm.

Cá chẻm có thân dài hao hao như con cá chép nhưng miệng lại rộng hoác. Nó rất khỏe và chỉ ăn mồi là những loài thủy sinh nhỏ, thấy con mồi lượn ngang qua là nó phóng tới há miệng đớp ngay. Sau tết Trung thu chừng 15-20 ngày, khi nước lũ trên nguồn đổ xuống, là bắt đầu vào mùa chẻm. Lúc này cá chẽm kéo từng đàn từ biển về cửa sông để chuẩn bị cho mùa sinh sản, vì thế, nó còn được gọi là cá vượt. Để bắt cá chẻm thường người ta dùng lưới hoặc câu. Để câu được chúng người đi câu không cần chỉ cần biết cá chẻm đớp mồi là  giật nhẹ cho lưỡi dính vào miệng cá, nới sợi dây câu cho cá chạy quanh quanh cho đến khi mệt rồi, nằm phơi cái bụng trắng như bạc.

Thứ Ba, 6 tháng 12, 2011

Nước dừa Bồng Sơn

Dừa là đặc sản của Bình Định - từ Phù Mỹ trở ra Bồng Sơn, Tam Quan bạt ngàn dừa. Dừa từ trên đồi tiến đến biển, dừa dọc theo triền núi, hồ sông, dừa che mát cả một vùng trời. Dừa được khai thác triệt để, đủ mọi cách dùng.

Thân dừa làm sườn nhà, lá để lợp, cọng dừa để làm chổi, xơ bện dây, sọ làm gáo, làm than hoạt tính. Phần chính là trái: cơm dừa để ép dừa, xác dừa để nuôi heo. Mùa ép dầu bận bịu, nước dừa dư thừa phải đổ. Uống không hết mà lại không để dành được. Thật là uổng phí. Cái nhược điểm của nước dừa là khi để nước dừa tiếp xúc với không khí, nước có vị chua chua, mất ngon. Giá mà bằng một phương cách nào đó, các nhà khoa học tìm cách tích trữ, giữ được nguyên vị, vô lon, đóng chai thì nước dừa trở thành một thức uống trong lành và thú vị.

Xoài tượng Bình Định

"Cam xã Đoài xoài Bình Định".
Câu tục ngữ trên đã phản ánh phần nào cái ngon và số lượng xoài Đại An ở Bình Định.

Dọc theo núi Bà có một vườn xoài khá lớn không rõ là bao nhiêu héc ta. Khi đến đây ta chỉ thấy một rừng xoài mênh mông, bát ngát, đi bộ hàng mấy giờ chưa ra khỏi rừng, sơ ý có thể bị lạc.

Thứ Hai, 5 tháng 12, 2011

Tiếng nẫu

Người Bình Định, Phú Yên được gọi là người xứ Nẫu, hẳn nhiên vì "đại từ nhân xưng" "nẫu" (bọn họ, người ta...) đã trở nên quá phổ biến với chất giọng nằng nặng, thô ráp nhưng chân thật không lẫn vào đâu được.

Ngôn ngữ của người xứ Nẫu có nhiều từ, nhiều câu rất độc đáo, cũng không lẫn vào đâu được, đã trở thành phương ngữ xứ Nẫu. Chẳng hạn, "nẫu", "dẫy ngheng" (vậy nghen), "dẫy á" (vậy đó), "dẫy na"(vậy à?), "chu cha" (có tính chất cảm thán, kiểu như "trời ơi")... Đã nghe "nẫu", "dẫy ngheng", "dẫy á"... vài lần người ta có thể nhớ mãi, như ngấm vào máu thịt, không quên được bởi "nẫu", "dẫy ngheng", "dẫy á"... có quá nhiều ngữ nghĩa, sắc thái, tâm tư tình cảm - đương nhiên tùy theo ngữ cảnh.

Ai vô Bình Định mà coi...

Câu ca dao nổi tiếng “Ai vô Bình Định mà coi, con gái Bình Định múa roi đi quyền” đã tạo nên sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với khách phương xa về một vùng sơn thủy hữu tình, cảnh quan kỳ thú. Đó chính là đất võ Bình Định, xứ sở của những truyền thuyết lịch sử gắn liền với vương triều Tây Sơn oai hùng.

Người Dân Xứ "Nẫu"

Nói đến chữ “Nẫu” thường thì thiên hạ hay đem nó ra đùa hay ghẹo để mua vui một cách vô thưởng vô phạt hơn là nghiêm túc đề cập đến một loại thổ âm miền Trung nghe là lạ đến quê mùa so với những thổ âm khác trong cộng đồng dân tộc Việt.


Có nhiều người cứ thắc mắc chữ "Nẫu" có nghĩa là gì? Và từ "Nẫu" có mang ý nghĩa miệt thị hay không?
Xin trả lời, ý nghĩa có miệt thị hay không là tùy cách nhận thức và trình độ của mỗi người, nó chẳng những được đánh giá ở tha nhân mà còn chính ngay cách cảm nhận ở người dân Nẫu.

Món ngon Bình Định

Khách phương xa về thăm Bình Định không những chỉ bị quyến rũ bởi những thắng cảnh, danh lam, những di tích lịch sử-văn hoá hay những đêm hát tuồng hấp dẫn mà còn bị quyến rũ bởi những món ăn đặc sản lạ miệng mang nét đặc trưng văn hoá của miền đất võ.

Tình nem đất võ

Người Bình Định tha hương sau chuyến thăm nhà thường mang theo một vài thứ phong vị quê mình, trong đó không thể thiếu nem chua. Du khách về vùng đất võ, trước khi rời xa ai cũng cố tìm mua vài chục nem chua làm quà cho người thân.

Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2011

Bánh tráng Bình Định

Trong những nguyên nhân đưa đến sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mãn Thanh vào mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789) ngoài những yếu tố chiến lược, chiến thuật, tài dùng binh của Nguyễn Huệ, sức tấn công chớp nhoáng của nghĩa quân Tây Sơn... còn phải kể đến một yếu tố. Đó là vấn đề hậu cần mà cụ thể là lương thực

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2011

Bún sứa, gỏi sứa

Cứ vào mùa hè, ở vùng biển miền Trung nói chung và Bình Định nói riêng, thường nổi lên trên mặt nước trong xanh những con sứa cùng màu với nước biển có nhiều kích thước lớn nhỏ khác nhau. Khi vớt lên, ta được những con sứa hình nấm, tuy mềm nhưng khi nhai sống nghe những âm thanh sừn sựt, lúc đầu nghe lạ nhưng ăn nhiều thấy ngon miệng và thích thú.