Thứ Tư, 30 tháng 11, 2011

Cái ăn Bình Định qua những câu ca xưa

Sống trong phong cảnh sơn thủy hữu tình, sông chảy, núi cao, biển dào dạt sóng vỗ, con người Bình Định chẳng dám sánh với người Kinh Đô thanh lịch “ăn Bắc, mặc Kinh”. Nhưng với vốn đặc sản của riêng mình cũng đủ cho người dân ở đây tự hào.

Người Bình Định có biệt tài làm bánh ít lá gai. Ai đã từng thưởng thức bánh ít Bình Định thì khó quên cái dẻo dai, ngon ngọt của nó. Thế mới có câu ca: “Muốn ăn bánh ít lá gai/ Lấy chồng Bình Định cho dài đường đi”. Ngoài bánh ít lá gai còn có bánh ít nhân tôm, bánh ít nhân mè nữa. Mỗi thứ với cách thức chế biến riêng, bằng những kinh nghiệm riêng đã tạo nên cái ngon miệng.

Chua ngọt canh gà nấu lá giang


Canh gà nấu lá giang ngon nhất khi ăn nóng cùng với cơm gạo tẻ, ngoài ra có thể ăn kèm với mỳ. Cái vị chua chua , ngọt ngọt và dai dai của thịt gà, càng ăn càng thấy ngon

Lá giang gắn liền với cuộc sống của người miền trung du quê tôi từ thời khai hoang, mở đất. So với các loại rau dân dã khác, lá giang được nhiều người ưa nhất. 

Mít non trộn ruốc


Bẵng một thời gian tôi mới về quê, dạo quanh vườn nhà. Rất ngạc nhiên khi thấy cây mít cuối vườn lủng lẳng từng chùm mít non. Cũng cây này hai năm trước bị bão đánh gãy ngọn, tưởng toi. Nay, đã qua thời “dưỡng thương” nên mới xum xuê đến vậy. 

Khoảng cuối thập niên 70 đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, đời sống ở nông thôn rất khó khăn do giao thương chưa phát triển. Nhà nhà tự cung tự cấp, sử dụng cây lá trong vườn là chính trong các bữa ăn gia đình. Má tôi có chút tài mọn trong việc chế biến. Vì vậy, những món đã qua tay bà đều để lại ấn tượng khó phai, dù bà đã đi xa hơn 30 năm rồi. Và mít non nằm trong số những món ăn này. 

Món ngon vật lạ Bình Định

Có dịp đến thăm Bình Định, chắc hẳn bạn sẽ được giới thiệu món bánh ít lá gai nổi tiếng qua câu ca dao “Muốn ăn bánh ít lá gai; Lấy chồng Bình Định sợ dài đường đi”. Bạn hãy mua một vài chiếc bánh ít lá gai “ăn chơi” để thưởng thức vị dẻo của nếp, vị bùi của đậu xanh và vị béo của dừa xứ Tam Quan. 

Đặc sản Bánh hỏi, Bình Định

Tất cả những làng quê Bình Định khi cưới hỏi, cúng giỗ, lễ lạt đều có món bánh hỏi. Bánh hỏi làm bằng bột gạo, mà phải là gạo cũ mới ngon. Sau một đêm ngâm cho mềm, gạo được đem xay thành bột. Người làm bánh sẽ nhồi bột thành những “vặn” lớn, sau đó cho vào khuôn nhôm. Khuôn nhôm hình trụ, đáy có đục nhiều lỗ nhỏ. Khi ép, bột sẽ theo lỗ đổ ra thành sợi bánh. Người vắt bánh sẽ trải đều sợi bánh trên những tấm nan tre hình chữ nhật rồi đem hấp chín.

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2011

Huyền thoại Tây Sơn

Từ quê hương Bình Định, bánh tráng đã theo những bước chân của đoàn quân Tây Sơn đi khắp mọi miền đất nước, vào Nam, ra Bắc, hiện diện trong cả những món bình dị lẫn cầu kỳ…

Quê hương đong đầy trong những hình ảnh bình dị, mộc mạc nhưng cũng lắm thiết tha, day dứt. Vẫn còn đó những người mẹ, người bà, người anh, người cha tần tảo sớm hôm trên cánh đồng làm ra từng hạt gạo, bát cơm. Hạt gạo của những ngày giông tố lẫn bình yên, thấm đẫm mồ hôi lẫn nước mắt.

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2011

Món ngon đậm chất Bình Định.

Bình Định không chỉ nổi tiếng bởi võ cổ truyền, bởi vẻ đẹp thơ mộng, bình yên và sự hiền hòa, mến khách của người dân xứ Nẫu, Bình Định còn nổi tiếng bởi rất nhiều món ăn ngon: Tré, nem chua chợ Huyện, rượu Bầu đá, Bánh Ít lá gai…

Cá cơm Bình Định

Cá cơm có thể chế biến rất tiện lợi lúc còn tươi và cả lúc đã được phơi khô. Cá cơm tươi rất dễ chế biến thành các món ngon. Bữa cơm với duy nhất loại cá này cũng có thể “phù phép” thành nhiều món: canh chua (canh lá giang) hoặc canh ngọt (canh thơm, cà), canh rau (cá cơm nồm nấu dưa hồng hoặc rau tập tàng), cá cơm kho dẻo, cá cơm chiên giòn... Sau này, các bà vợ còn chế biến thêm món cá cơm kho tộ. Làm món này cầu kỳ, nhưng dùng để mời khách lại sang và rất ngon miệng. 

Bánh ít Bình Định


Bánh ít lá gai Bình Định dẻo nhưng không dính răng. Cắn một miếng, đầu lưỡi sẽ thấy ngay vị ngọt của đường, vị thơm của nếp, vị béo của dầu, vị bùi của đậu, hương cay nồng của gừng, tạo một cảm giác khoái khẩu và rất riêng .


Cá Sơn nướng Bình Định ngon tuyệt cú mèo!

Đến biển Bình Định và muốn thưởng thức đặc sản cá Sơn đá chớ có vào các nhà hàng sang trọng vì vừa mắc vừa không thấm thía được hương vị biển nồng nàn. Hãy tìm đến các quán nhậu ven biển, nơi kê vài chiếc bàn sơ sài nhưng có hướng nhìn thẳng ra biển lồng lộng gió và ào ạt sóng. Tại đây bạn sẽ được chính những người dân biển chế biến các món ăn theo cách của sứ biển, cách mà họ biết rằng sẽ làm cho món ăn ngon nhất. Hoặc tuyệt hơn nữa là được tận tay, tận mắt chế biến và thưởng thức.

Nhộng tằm ba món Bình Định càng ăn càng say

Đĩa nhộng rang muối đơn sơ nhưng chứa chan tình bạn được bày trên chiếc bàn nhỏ, bên cạnh là chai Bầu Đá đậm đà hơi nồng. Cụng với nhau một ly mừng ngày gặp mặt, nhắm một chú nhộng béo ngậy. Một cảm giác giòn tan béo ngậy của nhộng quyện trong vị mặm mòi của muối. Tất cả làm mới tuyệt vời làm sao…

Lãng mạn phố biển Quy Nhơn – Bình Định

Nằm ở phía Đông Nam tỉnh Bình Định, một bên là biển Đông vỗ về, 1 bên là núi biếc trùng điệp, thành phố Quy Nhơn mang một vẻ đẹp hoang sơ mà rực rỡ say lòng người.

Nếu như du khách đã quá quen thuộc với các tour du lịch Vũng Tàu, Nha Trang, Bình Thuận thì Quy Nhơn sẽ là điểm đến hấp dẫn cho những người yêu thích biển và sự bình yên.

Biển Bình Định - vẻ đẹp hoang sơ

Chắc các bạn từng nghe câu ca dao “Ai về Bình Định mà coi, con gái Bình Định múa roi đi quyền”, tạo ấn tượng mạnh về khí chất kiên cường của con người và vùng đất Nam Trung bộ này. Nhưng bên cạnh đó, Bình Định còn có những nét mềm mại, lãng mạn trong vẻ đẹp của con người và thiên nhiên.

Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2011

Dé bò Tây Sơn

Về Tây Sơn, đất võ nổi tiếng của anh em Quang Trung Nguyễn Huệ, bạn không thể bỏ qua những món ăn nổi tiếng: chim mía, cá lúi sông Côn và dé bò. Dé bò thì nhiều nơi có. Cái độc đáo, cái khác của dé bò Tây Sơn là cách chế biến: dé bò nấu lá dang.

 

Dé là ruột non nhưng món dé Tây Sơn bao hàm cả các thứ lòng chay, thêm huyết, lòng lá xách… Trong đó, lá dang là thứ không thể thiếu.

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2011

Chim mía Phú Phong

Huyện Tây Sơn có thị trấn Phú Phong là quê hương của phong trào Tây Sơn và anh em Quang Trung - Nguyễn Huệ. Đây thuộc Tây Sơn hạ đạo, một vùng đồi núi trung du bán sơn địa với lưu vực sông bạt ngàn đồng mía từ xưa. Nay có nhà máy đường ở trên địa bàn, đồng mía Tây Sơn càng mênh mông đến cả ngàn héc ta.

Trong đồng mía ấy có một loài chim nhỏ hơn con se sẻ cư trú suốt mùa. Chúng ríu rít bắt sâu bọ trong đám lá mía từng đàn, mỗi đàn đông tới cả ngàn con. Người ta đánh bắt, nhốt vào lồng, đem ra chợ Phú Phong bán cho người có tiền nhậu chơi, nên mới thành tên chim mía Phú Phong. Lâu dần, chim mía trở thành món đặc sản được ưa chuộng.

Rượu Bàu Đá

Rượu Bàu Đá là đặc sản của vùng đất võ Bình Định. Rượu hoàn toàn được chưng cất bằng phương pháp thủ công nên có hương vị đặc biệt. Bây giờ, tiếng tăm của rượu Bàu Đá đã lan rộng trong cả nước và cả ngoài nước, đã in dấu trong thơ ca, nhạc họa, đã xuất hiện trong giai thoại làng văn nghệ, đã trở thành sự nhắc nhở thân tình của bạn hữu mỗi khi gặp một người Bình Định ghé ra tỉnh ngoài: "Có mang Bàu Đá không?". 

Nẫu ơi, thương lắm !

Tiếng địa phương là tiếng nói chỉ phổ thông ở một địa phương, thường là một tỉnh, tuy nhiên cũng có nhiều tiếng chỉ dùng ở một vùng nhỏ và dĩ nhiên chỉ có người địa phương đó mới hiểu, mới áp dụng hàng ngày. Và đối với họ, đó là nét riêng rất thân thương. Ở tỉnh ta có khá nhiều tiếng địa phương, tượng trưng nhất là hai tiếng “nẫu” và “bậu”.

Ai về Bình Ðịnh mà ... chơi

Có lần trao đổi với anh Văn Trọng Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định về "vòng tròn du lịch Bình Định", tôi đề nghị các anh nên lấy Ngã ba Phú Tài làm tâm điểm, vạch một vòng tròn có bán kính khoảng 30km là đã "khoang" được trọng tâm của một vùng du lịch Bình Định, gồm cả Quy Nhơn, Nhơn Hội, Tây Sơn và vùng phụ cận, cả An Nhơn "đất cổ" của Bình Định, cả vùng Núi Bà linh thiêng với cảnh đẹp hùng vĩ. Rồi Tuy Phước vùng đất của thơ và nem chợ Huyện, có "vạn" Gò Bồi nổi tiếng với nước mắm và thơ Xuân Diệu. Và nguyên con thuyền dọc biển từ Quy Nhơn đi sông Cầu-một trong vài con đường dọc biển đẹp nhất nước ta.

Cảnh quan rừng đá Hầm Hô

Khu du lịch Hầm Hô (Bình Định) hiện đang là điểm đến lý tưởng cho du khách muốn hòa mình vào thiên nhiên. Bốn bề là núi với quang cảnh núi rừng hùng vĩ, những tảng đá lớn nhỏ, nhiều dáng hình lô nhô trên mặt suối, dòng nước chảy quanh co hòa vào nền trời xanh ngắt... Tất cả tạo nên vóc dáng của một hòn non bộ khổng lồ giữa thiên nhiên...

Quy Hòa - Một chốn bình yên

Nhắc đến Quy Hòa, người ta nghĩ ngay đến thi sĩ Hàn Mặc Tử. Trong những ngày cuối đời, ông đã tìm được chốn nương náu cho mình bên bờ biển bình yên. Nơi đây hiện vẫn là trại phong và là điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến đất võ Bình Định.

Về đất Tây Sơn

Về đất Tây Sơn, bạn không chỉ được sống lại với không khí lịch sử xưa hiển hiện qua những di tích cổ, mà còn có cơ hội thăm thú Hầm Hô và thưởng thức những món đặc sản Tây Sơn: chim mía, cá mương, rau rừng, rượu Bàu Đá...
Hiếm ai đi du lịch thẳng từ Sài Gòn hoặc Hà Nội đến đất Tây Sơn, trừ những dịp lễ lạc. Nhưng nếu đã đặt chân lên đất Bình Định, bạn sẽ được người dân nơi đây mời gọi đến với đất võ Tây Sơn bằng một niềm tự hào khó giấu.

Cảnh đẹp kỳ thú từ Đảo yến Quy Nhơn

Trên dãy núi sừng sững ở bán đảo Phương Mai, thiên nhiên tạo nên bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp, với những đàn yến bay rợp trời.

Từ thành phố biển Quy Nhơn, phóng tầm mắt về phía Đông, một dãy núi như một con khủng long sừng sững án ngữ và che chắn sóng to, gió lớn - đó là bán đảo Phương Mai.

Eo Gió Quy Nhơn

Những nốt nhạc hòa quyện trong cung bậc của những cơn gió lùa vào các hang động, tiếng sóng biển rì rào, tiếng róc rách của những con suối nằm trong khe núi, tiếng đàn yến lao xao… Đến Quy Nhơn bạn hãy một lần ghé qua Eo Gió.

Thỏa thích bên dòng suối nước nóng Hội Vân


Thuộc xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 50km về phía Tây Bắc, Hội Vân là một suối khoáng nóng có giá trị đối với việc điều dưỡng chữa các bệnh như thấp khớp, tim mạch, các bệnh ngoài da. Suối này được phát nguyên từ vùng núi thấp phía Bắc, đến thôn Hội Vân, nước chảy vào hồ nhỏ rộng khoảng 400m², sâu hơn 1m.

Thanh bình biển Quy Nhơn

Bãi Dại trong vắt, bãi Trứng ngộ nghĩnh, Quy Hoà êm ả... mỗi bãi biển của Quy Nhơn mang đến cho du khách những trải nghiệm khác biệt.

Thú vị Hòn Khô

Hòn Khô là một đảo nhỏ cách thành phố Quy Nhơn (Bình Định) chừng 20 km, thuộc địa phận xã Nhơn Hải. Gọi là Hòn Khô là bởi đảo chẳng có gì ngoài mấy dãy núi đá cheo leo, khô khốc cố ngoi ra biển.


Trên đảo, chỉ có duy nhất một ngôi nhà nằm lọt thỏm sau vách núi. Đó là chốn dừng chân của khách xa để uống ngụm nước, đặt lưng xuống cánh võng nghe miên man biển cả mây trời… Hòn Khô không đủ lớn để chứa những nhà hàng, khu dịch vụ dù là nhỏ nhất. Ấy vậy mà lại có sức quyến rũ lạ kỳ! Hằng năm, đảo vẫn thu hút được một lượng khách đáng kể từ các trung tâm lữ hành, khách sạn.

Kỳ vĩ Ghềnh Ráng


Những tảng đá núi nhấp nhô, ngổn ngang giữa ngàn lớp sóng vỗ; cỏ cây ướt đẫm sau những trận mưa bất chợt; mặt nước biển xanh màu ngọc bích bên dải cát mịn… Tất cả tạo nên một Ghềnh Ráng nguyên sơ, một bức tranh sơn thủy hữu tình kỳ vĩ và thơ mộng.

Ghềnh Ráng là một quần thể sơn thạch của dãy núi Xuân Vân chạy đến sát chân biển phía nam thành phố Quy Nhơn, Bình Định. Điểm xuất phát lý tưởng để khám phá danh thắng này là những bãi tắm kéo dài từ đường An Dương Vương đến đường Hàn Mặc Tử - nơi có cổng chào tham quan Ghềnh Ráng.

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2011

Hầm Hô, vẻ đẹp huyền ảo

Về Bình Định, bên cạnh nét đẹp huyền thoại của 7 cụm tháp Chàm nổi tiếng, đến huyện Tây Sơn du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền ảo của thắng cảnh Hầm Hô. 
Người dân nơi đây giải thích rằng, vì có một thác nước cao chừng sáu, bảy mét, đổ vào một hầm đá rộng, phát ra tiếng kêu ầm ồ như tiếng hô báo cho người chèo bè biết sắp tới chỗ nguy hiểm, nên gọi là Hầm Hô.

Tháp Dương Long

Vị trí: Tháp Dương Long thuộc xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
Đặc điểm: Tháp Dương Long còn có tên là tháp Ngà, gồm 3 tháp, tháp giữa cao 24m, hai tháp hai bên cao 22m. Ðây là một trong những cụm tháp đẹp nhất còn lại của miền Trung Việt Nam.

Từ quốc lộ 1A, tới Gò Găng, cách Tp. Qui Nhơn 40km và Tp. Ðà Nẵng 270km, rẽ theo hướng tây vào sân bay Phú Cát, trước cổng sân bay, rẽ trái, đi tiếp chừng 9km nữa là tới.

Bảo tàng Quang Trung

Vị trí: Bảo tàng Quang Trung thuộc làng Kiên Mỹ, xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, cách Tp. Qui Nhơn 45km.

Đặc điểm: Bảo tàng Quang Trung lưu giữ các hiện vật về những chiến tích của vua Quang Trung và trình diễn Nhạc võ Tây Sơn - một môn võ truyền thống của Bình Định.

Du lịch Hầm Hô

Vị trí: Hầm Hô nằm ở hạ lưu sông Kút, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, cách Tp. Qui Nhơn khoảng 55km về hướng tây bắc.
Đặc điểm: Thắng cảnh này hấp dẫn du khách bởi nó tạo ra sự hiếu kỳ về một chuỗi vô tận của thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ.

Hạ lưu dòng sông Kút có dòng Hầm Hô dài 1.000m quanh năm xanh biếc.

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2011

Đôi nét về Bình Định

Bình Định là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố cảng Quy Nhơn nằm cách thủ đô Hà Nội 1.065 km về phía bắc và cách Thành phố Hồ Chí Minh 649 km về phía nam.

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Bình Định là tỉnh duyên hải miền Trung của Việt Nam. Lãnh thổ của tỉnh trải dài 110 km theo hướng Bắc - Nam, có chiều ngang với độ hẹp trung bình là 55 km (chỗ hẹp nhất 50 km, chỗ rộng nhất 60 km). Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi với đường ranh giới chung 63 km (điểm cực Bắc có tọa độ: 14°42'10 Bắc, 108°55'4 Đông). Phía Nam giáp tỉnh Phú Yên với đường ranh giới chung 59 km (điểm cực Nam có tọa độ: 13°30'10 Bắc, 108o54'00 Đông). Phía Tây giáp tỉnh Gia Lai có đường ranh giới chung 130 km (điểm cực Tây có tọa độ: 14°27' Bắc, 108°27' Đông). Phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 134 km, điểm cực Đông là xã Nhơn Châu (Cù Lao Xanh) thuộc thành phố Quy Nhơn (có tọa độ: 13°36'33 Bắc, 109°21' Đông). Bình Định được xem là một trong những cửa ngõ ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và vùng nam Lào.